Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Trà Vũ Di Nham – “Nham Nham Hữu Trà, Trà Các Hữu Danh”

Trà Vũ Di Nham – “Nham Nham Hữu Trà, Trà Các Hữu Danh”

Vũ Di Nham trà được nuôi dưỡng với khí hậu đặc biệt

Trà Vũ Di Nham (Nham Trà) là danh trà nổi tiếng truyền thống của Trung Quốc, có nham vận ( Nham cốt hương hoa), phẩm chất đặc trưng chính là Trà Ô Long. Được sinh ra từ dải núi Vũ Di Sơn giáp Đông Nam Mân Bắc Phúc Kiến, cây trà sinh trưởng ở nơi mỏm núi đá nham thạch. Trà Vũ Di Nham có hương thanh mát của Trà Xanh, với vị ngọt thuần của Hồng Trà, là Trung Quốc Ô Long Trà cực phẩm. Trà Vũ Di Nham thuộc dòng trà hương thơm thanh mát, bán lên men, phương thức chế biến nằm ở giữa trà xanh và hồng trà. Nổi tiếng nhất trong trà Vũ Di Nham đó chính là Trà Đại Hồng Bào.

Nham trà vũ di sơn

Nham Trà Vũ Di – Nham Cốt Hương Hoa

Đặc trưng hình thái của Trà Vũ Di Nham : đầu lá vặn vẹo, giống như đầu chuồn chuồn, màu sắc xanh thẫm với màu nâu trơn bóng. Chất trà rất sinh động với vị ngọt, thanh, thơm, thể hiện rõ hương hoa nham cốt. Khu di sản Nham Trà Vũ Di nằm trong phạm vi của khu thành phố Vũ Di Sơn, diện tích nội khoảng 70km2.


Lịch sử phát triển của Nham Trà

Khởi Nguyên

Thời thương châu, Trà Vũ Di theo “Bộc Mân Tộc” (Bộ tộc họ Bộc, Mân, nằm ở phía bắc Trung Quốc) mà đường trường phát triển, từ phạt trụ (vua Trụ tương truyền là một bạo chúa) đến thời Chu Võ Vương. Đến thời Tây Hán, Vũ Di Nham Trà mới thực sự bắt đầu thời kỳ hưng thịnh, nổi danh như cồn.

Giữa những năm Đường Triều Nguyên Hòa (công nguyên 806-820) Tôn Tiều trong《 Tống Trà Dữ Tiêu Hình Bộ Thư 》được ghi lại có nhắc đến “Vãn Cam Hầu” chính là cái tên sớm nhất của Trà Vũ Di Nham.

nham trà vũ di sơn nổi danh tiếng

Vũ Di Nham Trà – Vãn Cam Hầu

Thời nhà Tống với kỹ thuật chế biến trà tiến vào cuộc cải cách mới, thị hiếu uống trà trở lên thịnh hành, trà trở thành 1 phần trong cuộc sống của người dân không thể thay thế. Mỗi vùng 1 loại trà khác nhau, phương thức chế biến cũng vì thế mà đa dạng. Trà Vũ Di Nham lúc này cũng là 1 trong những dòng trà thuộc Bắc Uyển Tiến Cống.

Theo dòng lịch sử cho đến đầu những năm thập niên 90, năm 1958, lúc này thành phập công xã nhân dân, nhân dân trồng trà quy tụ về 1 nơi, lập thành những đội sản xuất, tiến hành sản xuất và phân chia.

Nhưng bắt đầu từ thế kỷ 17 Trà Vũ Di Nham cũng đã bắt đầu buôn bán đi nước ngoài. Năm 1607, Hà Lan và Ấn Độ lần đầu tiên mua Trà Vũ Di, rồi chuyển đi tiêu thụ khắp các vùng Châu Âu. Mấy chục năm sau, Trà Vũ Di trở thành thức uống không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân 1 số nước Châu Âu, luc này Trà Vũ Di được xem là đại diện và được gọi là “Trà Trung Quốc”, trong tài liệu của Anh Quốc được ghi lại về lá trà, có xuất hiện cụm từ “Bohea” chính là chỉ Trà Vũ Di. Lúc ấy thị trường London, giá của Trà Vũ Di so với Châu Trà Chiết Giang vẫn còn cao hơn vài phần, đứng dầu về tiêu thụ của các loại trà từ Trung Quốc.

Từ thế kỷ 19, bắt đầu những năm 20 Trà Vũ Di tại 1 số quốc gia Á, Phi, Mỹ có thử trồng, đến những năm 30 thì ở trên rất nhiều quốc gia có thể coi trà đã “an cư lạc nghiệp”. Những năm 80 ở Nhật Bản Trà Vũ Di vô cùng thịnh hành, và trở thành thức uống làm đẹp khuynh đảo nữ giới lúc bấy giờ.

nham trà vũ di sơn có tác dụng làm đẹp

Nham Trà Vũ Di Sơn khuynh đảo nữ giới một thời

Năm 1962, tổng sản lượng của Nham trà đạt gần 2.800 đảm (Đảm là đơn vị đo lường của Trung Quốc thời đó, 1 đảm bằng 50kg), hơn chục năm sau Nham Trà càng ngày càng tặng mạnh, đến 1978 tổng sản lượng đạt 6.400 đảm, lá trà thực sự được coi trọng.

Năm 1995, lá trà Vũ Di Sơn được nghiên cứu cơ sở thực nghiệm với Trà Đại Hồng Bào, trải qua mấy chục năm cuối cùng cũng đạt được thành công. Đã loại bỏ được những đặc tính xấu và bảo vệ thành công những đặc tính vô cùng đặc biệt của Trà Đại Hồng Bào.

Năm 2002 Trà Vũ Di Nham được quốc gia công nhận “Khu Vực Nguyên Sản Bảo Hộ Sản Phẩm”, quy phạm đầy đủ hệ thống sản xuất, chế biến, tiêu chuẩn sản phẩm. Ngày 13 tháng 6, cục tổng kiểm tra chất lượng quốc gia cho ban hành tiêu chuẩn quốc gia về Trà Vũ Di Nham GB18745, quy định Trà Vũ Di Nham với chủng loại được chia thành nhiều chủng loại khác nhau. Loại truyền thống chia làm 2 loại, về sản phẩm được chia làm 5 loại Đại Hồng Bào, Danh Tùng, Nhục Quế, Thủy Tiên, Kỳ Chủng. Đại Hồng Bào và Danh Tùng không được phân cấp loại, Nhục Quế chia làm loại đặc biệt, loại 1, loại 2, Thủy Tiên và Kỳ Chủng được chia làm loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.


Sự phát triển của nơi sản xuất Nham Trà

Trà Vũ Di Nham chất lượng vô cùng đặc biệt, nước trà có hương hoa tươi mát lại nồng hậu, khi uống vào đã cơn khát, ngon ngọt, vị khứ hồi khó tả. Vào thế kỷ thứ 19, sau khi thâm nhập vào Châu Âu, nó nhận được phần đông sự yêu thích của mọi người, được coi như tín ngưỡng làm đẹp và là “Thuốc trị bách bệnh”, Minh Châu của Trà Ô Long. Trà Vũ Di Nham được sản sinh từ vùng Mân Bắc, thành phố của Vũ Di Sơn, được lấy làm tên chung cho cho các chủng loại trà Ô Long trên Vũ Di Sơn Nham. Lịch Sử qua nhiều thế hệ, dựa theo sử sách ghi chép lại, nhân dân thời Đường sử dụng trà Vũ Di Nham như vật phẩm cao quý, thời Tống, Nguyên thì sử udngj như cống phẩm.


Điều kiện địa lý tự nhiên Tram Trà Vũ Di

Khu vực sản xuất

Khu vực Nham trà Vũ Di trong phạm vi thành phố Vũ Di Sơn, với diện tích 70 Km2, từ Đông kéo tới Sùng Dương Khê, phía Nam kéo đến phía Nam Tinh Công Lộ, Tây kéo đến Cao Tinh Công Lộ, Bắc kéo đến Hoàng Bách Khê.

Vũ Di Sơn tọa lạc tại phía mạch núi Bắc Đông Nam Lộc Vũ Di Sơn thuộc Phúc Kiến, diện tích 70k2, có danh tiếng “Kỳ Tú Giáp Vu Đông Nam”, các khe núi liên kết tương thông nhau, khe sau chằng chịt, có 9 khe suối nhỏ nằm xen kẽ ở giữa, khí hậu ôn hòa, đông ấm hạ mát, lượng mưa dồi dào (khoảng 2.000 mm), chất đất đại diện cho chất đất đỏ, nơi đây nhiều vách núi đá dựng đứng, nhân dân trồng trà lợi dụng những hố lóm của dung nham, khe đá, vết nứt, bậc thềm khi xưa để trồng trà, có hoa viên “Bồn Tài Thức” dựa vào điều kiện sinh trưởng để trông trà tại 1 trong những vị trí như trên để phân biệt.

nham trà vũ di sơn nổi danh tiếng

Môi trương sinh trưởng

Dựa trên thổ nhưỡng đất đai mà nói, Vũ Di Sơn thuộc địa hình đất màu cát đen, có đủ hình thái núi, nham thạch, đất đai Vũ Di Sơn thể hiện rõ hình thái bề mặt trái đất trừ màu đỏ, đó là kết quả của sắt lâu ngày phong hóa nham của nham thạch

1 nham 1 trà : khu vực nham thạch trung tâm với thảm thực vật vô cùng đặc biệt, vì nham thạch nhiều, tấng đất mỏng, cây cối to rất ít, đa số là cây cối nhỏ cùng lùm cây bụi, trong đó nhiều nhất là hoa quế và hoa đỗ quyên, mà hơn nữa ở vách nham thạch, cũng như men khe suối còn có nhiều hoa dại, hoa lan và cây xương bồ. Có thể nói 1 năm 4 mùa, trong không gian luôn lan tỏa hương hoa thanh mát, chính vì thế mà hương thơm của Nham Trà cũng được ảnh hưởng.

Khu chính để trông Nham Trà tuy nhỏ, nhưng có 1 đặc điểm vô cùng lớn, đó chín là do khu vực hội tụ nhiều khe sâu, mây nhiều và khó tan đi, cho nên không khí có độ ẩm lớn, độ ẩm bình quân khoảng 80 %, với chủng loại môi trường như vậy, khiến cho trà sinh trưởng tốt hơn. Chính vì thế mà cùng 1 loại cây trà, trồng trong môi trường khác nhau cũng sẽ sản sinh ra những điểm khác biệt nhau. Đây cũng là cái duyên “Nham Nham Hữu Trà, Trà Các Hữu Danh” của trà Vũ Di Sơn.


Vũ Di Nham trà được nuôi dưỡng với khí hậu đặc biệt

Phân loại Nham Trà Vũ Di

Ô Long Trà từ vùng Vũ Di Sơn, thường được gọi là Trà Vũ Di Nham. Do vùng sản xuất không giống nhau, nên phân loại thành Trà Chính Thống, Bán Chính Thống và Châu trà.

Trà chính thống : chỉ lá trà được sản sinh từ chính dải đất trung tâm Vũ Di Nham, từ chất lượng sản phẩm cho đến hương vị nồng đượm, hương vị nham hương hoa cũng đặc biệt rõ ràng.

Trà bán chính thống : chỉ lá trà được trồng mép, ven dải dất của khu Vũ Di Sơn, vị nham nhẹ hơn so với trà chính thống.

Châu Trà : chỉ lá trà được sản sinh từ 2 vùng ven bờ sông Vũ Di Sơn, phẩm chất thấp hơn 1 bậc.

Chủng loại sản phẩm có Vũ Di Thủy Tiên, Vũ Di Kỳ Chủng, Đại Hồng Bào. Trong nham trà lấy Đại Hồng Bào, Bạch Kê Quan, Thiết La Hán, Thủy Kim Quy được coi là trứ danh, chủng loại chất khác có Qua Tử Kim, Kim Thược Thi … Bán Thiên Yêu.

Đại Hồng Bào

Đại Hồng Bào Vũ Di Sơn đứng đầu trong tứ đại danh Tùng Vũ Di Nham Trà, được ca tụng có tố chất là Vua của các loại trà. Đại Hồng Bào có tác dụng dược lý dưỡng dạ dày rất tốt, đặc điểm lớn nhất của Đại Hồng Bào đó chính là tính chất ôn hòa, thích hợp cho cả 4 mùa xử dụng, còn có công dụng dưỡng dạ dày, bệnh dạ dày hay những người tích tụ khí lạnh nên xử dụng. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống phóng xạ … chống nắng.


Đặc tính và tính chất của Nham Trà

Ngoại hình uống cong, màu đen nâu hoặc mang xanh thẫm, hoặc mang sa lục, hoặc mang xanh nâu. Các nhánh kết chặt, hoặc cuộn nhỏ chặt hay đan dài, với sắc nước trà có màu da cam tới vàng óng ánh, trong suốt sáng ngời. Hương khí nhuốm sắc đỏ đào, hương hoa quả, hương sâu nồng đậm, hoặc như nước mật đầo hương, hoa lan hương, hoa quế hương, cây hương trầm … Tư vị thuần hậu, nhẵn mịn, ngọt ngào, đặc biệt có tên là “Nham Vận”


Công nghệ chế biến Nham Trà

Công nghệ chế biến Trà Vũ Di Nham thuộc công nghệ chế biến của trà Ô Long, điểm khác biệt giữa Ô Long Đài Loan là theo đuổi sự lên men nhẹ qua lửa sao, với hương sảng khoái tươi mát, còn trà Ô Long Vũ Di Nham thì lại theo đuổi phương pháp lên men sâu, sao lửa thấp cho hương hoa đậm, áp dụng phương pháp lên men nhiều lần và bồi hỏa

Khâu đầu tiên (héo điêu)

Làm cho vị đắng trong lá trà mất đi, đạt đến mức xuát hương khí, tư vị chính là mục đích. Thông thường người ta gọi quá trình này là làm héo diêu hoặc làm xanh.

Quá trình làm xanh bao gồm các bước trình tự luân phiên tiến hành như sau : tẩu thủy, diêu thanh, chờ thanh lên men, lặp lại nhiều lần. Mục đich của diêu thanh chính là tiến hành làm cho các lá trà ma xát với nhau, làm ch ophaan tử nước trong lá trà mất đi càng nhanh. Chờ thanh chính là quá trình mà phân tử nước mất đi dần dần, dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm bắt đầu có sự lên men, trong lá trà các hoạt chất bắt đầu có sự biến đổi, đạt đến mục đích với hương thơm và tư vị như yêu cầu.

Cần căn cứ vào sự chuyển hóa của màu trà xanh mà quyết định số lần diêu thanh, tốc độ diêu thanh, diêu thanh bao lâu, đợi bao lâu … còn cần căn cứ vào thời tiết, độ ẩm để quyết định xem diêu thế nào cho đủ. Sau khi làm thanh xong, bỏ lá trà vào 1 đống, mục đích làm vậy chính là để lá trà có tư vị nồng hậu, ôn hòa, thời gian này tương đối ngắn.

Hong khô

Đối với các nhầ máy sản xuất trà, thì chọn dùng phương pháp dùng than củi tăng nhiệt độ, so với dùng dầu và khí đốt thì phương pháp dùng than củi cho khói hương đặc biệt, phát hiện ra rằng khói chính là hương.

Kỹ thuật hong khô nhìn có vẻ đơn giản, khống chế độ ẩm chính là mấu chốt, thực chất cần lưu ý dùng nhiệt độ là bao nhiêu để làm cho lá trà hong khô đến độ vừa đủ, thừa nhiệt cần vò nghiền, cũng như tạo hình, thực ra quá trình vò nghiền chính là ấn chặt tạo áp lực ép cho hết nước trong lá trà ra lần nữa, bề mặt lá trà sẽ có 1 lớp “sương trắng”, cũng có thẻ ngửi thấy hương trà khô chủ đạo tỏa ra.

Bồi hỏa (sấy khô bằng lửa)

Trà Vu Di Nham là lá trà bán lên men, trong quá trình gia công còn 1 khâu chế biến vô cùng đặc biệt, đó chính là bồi hỏa. Công phu bồi hỏa của Nham Trà truyền thống rất cầu kỳ, sao cho khi sấy khô mà lập tức uống vị hỏa khi bốc lên có cảm giác hanh khô, cho nên đa phần đều lưu giữu trong 1 khoảng thời gian nhất định rồi mới uống, như vậy thì vị càng dịu ngọt. Hơn nữa lá trà sau kh itrari qua sấy khô bằng lửa không những có thể ổn định và nâng cao chất lượng của trà, mà còn mang đến lợi ích bảo quả lưu trữ được rất lâu.


Kim chỉ nam cho Vũ Di Nham Trà

Phương pháp pha hãm trà

Uống trà Vũ Di Nham có 1 phong cách riêng biệt đó là “chén nhỏ như hồ đào”, mỗi lần châm tà là 1 lần tỏa hương như mới, uống vô rồi ko đành lòng mà nuốt, trước tiên cảm nhận hương, sau đó cảm nhận vị, dần dần từ từ mà nhâm nhi từng giọt nhỏ …

Phương pháp pha hãm và thưởng thức chuẩn xác nhất mới có thể phát huy đúng đặc trưng cùng hương vị của Trà Vũ Di nham, châ lý trong lãnh hội, hiểu trà mới thấy lạc thú

  1. Dụng cụ pha trà : Chuẩn bị 1 bộ dụng cụ pha trà Ô Long (Ấm Pha nên dùng Âm Tử Sa có dung tích từ 90 – 150 ml, hoặc tam tài bôi, tức 3 cái chén đại diện Thiên, Địa Nhân)
  2. Lượng trà đúc : đúc ½ ấm ( 1/3 – 2/3 )
  3. Nước pha trà : nước suối được coi là lựa chọn tốt nhất, nước sông tinh khiết và nước nguyên chất là lựa trọn tầm trung, nước máy không nên dùng. Nhiệt độ thích hợp vào khoảng 95 °C
  4. Thời gian pha hãm : đổ nước 1 – 3 phần nước ngâm trong 10 – 20 giây, sau đó thêm dần dần, thời gian mỗi lần châm nước là 10 – 20 giây. Toàn bộ thời gian ngâm từ 1 – 7 lần châm nước như vậy là ổn, tầm khoảng 10 lần châm nước như vậy
  5. Điều chỉnh độ đậm nhạt : dùng dụng cụ đúc trà, nếu như uống nhạt thì có thể đúc ít trà đi, sao cho châm nước vào dung tích chiếm 1/3 – ½ ấm, nếu uống đậm thì có thể đúc trà nhiều hơn, sao cho châm nước và dung tích ½ – 2/3 ấm.
  6. Yêu tố cần có của trà : Nham Trà hương vị êm dịu, nội hàm phong phú, có nham vận vô cùng đặc biệt, đặc tính đặc trưng của cây trà có thể thông qua hương vị mà thấu hiểu, hương thơm tỏa ngát, có đậm có nhạt, mạnh mẽ ngát hương, như hương hoa, hương quả, hương sữa … hương mật

Phương pháp thưởng thức

Nham trà đa phần đều có màu vàng óng ánh, hoặc màu da cam, mang chút màu đỏ, trong suốt và sáng đẹp. Dựa vào độ lên men khác nhau, còn có độ hong sao không giống nhau mà nước trà ngâm hãm cho ra màu khác nhau. Về cơ bản, nếu lên men đậm, nham trà hảo công cao, thì màu sắc đậm mà đỏ, nếu lên men nhẹ, nham trà hỏa công thấp, màu sắc nhạt nhạt vàng vàng.

Nước Nham Trà có thể nói : ngọt, tinh khiết, tươi, trơn tru và mạnh mẽ.

Ngọt : có 2 kiểu, vừa uống vô miệng là thấy ngọt, chỉ cần là Nham Trà tốt, uống là thấy ngọt ngọt, mát mát, ngấm ngấm. Nhưng vị không giống phổ nhĩ, có chút ngấy. Vị ngọt khứ hồi của Nham Trà lan tỏa, trực tiếp tỏa vào cuống họng, tạo cảm giác mát, thậm chí còn sẽ cảm thấy không hẳn là vị ngọt khứ hồi, nhưng thực sự sau đó thì ngay cả lưỡi và răng cũng sẽ cảm thấy có chút ngọt ngọt, 1 cảm giác rất thoải mái.

Tinh khiết, thuần : ý chỉ vị dày mỏng của nước trà và đậm nhạt của vị. Vị thì nước trà nào cũng có, có thể cảm nhận vị hương vị hoa, vị thảo dược, Nham Vận hội tụ đặc biệt chắc chắn chỉ có Nham Trà. Vị của Nham Trà, nhạt hơn trà xanh, đậm hơn Hồng Trà, nước trà lại đậm dày hơn Trà Xanh, nhưng nó lại không giống Hắc Trà. Nếu đem so sánh với Thiết Quan Âm, nước trà cũng dày hơn, vị đậm hơn. Cho nên giới trà Phúc Kiến thường so sánh đặc trưng của Nham Trà và Thiết Quan Âm có ý vị “Nước Nam Nước Bắc”.

Tươi mới: nước trà thanh mát, ngon ngọt, giống như 1 bát canh gà vậy

Trơn Tru : vị trơn tru này từ đắng chát mà ra, sau khi nước trà vô miệng, đầu lưỡi lập tức cảm nhận được vị trà, bắt đầu nước thì lưỡi như mất đi cảm giác, không cần nuốt htif nước trà cứ tự nhiên trơ tru chảy vào trong cuống họng mà trôi xuống rồi. Đương nhiên trà ngon uống vào thất nhiên là trơn tru, tuy nhiên Nham Trà tương đối nồng đặc, cho nên vị ngon trơn tru hay tan ra như thế thật là đáng quý.


Giá trị dinh dưỡng có trong Nham Trà Vũ Di

Dinh Dưỡng

Trong Nham Trà chứa rất nhiều loại Vitamin có lợi cho cơ thể như : A, D, E, K, B (1,2,3,5,6), H, C, P và Inositol. Khi trà được tận dụng tối đa chứa rất nhiều khoáng chất, chẳng hạn như tế bào của con người không thể thiếu Kali, Fluoro bảo vệ răng, phốt pho, canxi, magie, sắt, kẽm, natri, protein, lưu huỳnh, và các yếu tốt vi lượng khác cũng phong phú, bởi do nhiều nhân Heli của Axit Amin thiết yếu, và một số lượng protein và chất béo, bổ sung dinh dưỡng có ảnh hưởng đến cơ thể con người, ngoài ra trà Vũ Di còn là công thức uống có hàm lượng Calo thấp.

Công dụng

Trà Vũ Di Nham với các công dụng dược lý chủ yếu như : tốt cho thị lực, lợi trí, nhẹ người, có tác dụng giảm cân, chống lão hóa, tăng cường trí não, tốt cho dạ dày và tiêu hóa, lợi tiểu, long đờm, khử trùng, chữa bệnh hen suyễn, thời tiết nóng khát làm đồ uống thanh nhiệt, chống bức xạ, chống ung thư, chống lão hóa, hạ cholesterol … mỡ máu, hạ huyết áp


Trà vũ di nham mang đến 10 công dụng tuyệt vời

  1. Tăng cường hệ miễn dịch : Nham Trà cải thiện và kích thích tế bào Lympho, bảo vệ và điểu chỉnh – N methyl – N – Nitrosoure – Nitro – N – (MNNG) giúp tăng cường chức năng miễn dịch, kháng lại bệnh tật.
  2. Chống lão hóa : Polyphenol trong trà cải thiện sức sống của tuần hoàn máu (GSH-PX) giúp cơ thể cải thiện rõ ràng các gốc tự do sinh học và giảm hư hại, do đó trì hoãn lão hóa của cơ thể.
  3. Chống Ung Thư : N-methyl-N-nitro-N-nitroso xung (MNNG) ức chế các khối u ác tính đường ruột để ngăn ngừa ung thư
  4. Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch : trà có thể làm giảm mảng nội mạc tử cung động mạch chủ và làm giảm hàm lượng, giảm sự bào mòn mao mạch, đồng thời tăng sức đề kháng. Polyphenol trong trà làm giảm cholesterol trong máu, hàm lượng chất béo trung tính, giảm lắng đọng lipid, và giảm độ nhớt máu, giảm khả năng tăng đông máu và ngăn ngừa ứ máu ở cơ quan tiết niệu.
  5. Bảo vệ bộ máy tiết niệu : Trà có chứa glycosdies flavonol rất tốt cho não bộ, giảm alzheimer, mất trí … ngoài ra trà còn giúp lợi tiểu, ức chế tái hấp thu, thúc đẩy bài tiết. Cũng như hai axit 6,8-liponic trên tim, gan được sinh ra để điều trị phù nề.
  6. Bảo vệ sức khỏe của cơ quan tiêu hóa : Các catechins trong trà đóng vai trò quan trọng trong việc hội tụ trên niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày.
  7. Tăng cường sức khỏe của Răng : Thành phần Flo trong trà là 27.3-1466PPM, nội dung thích hợp này của flo, có thể ngăn ngừa sâu răng, tăng cường độ dẻo dai của Xương.
  8. Để ngăn chặn các bệnh về mắt : trong trà có β-Carotene giống như Vitamin A, có thể được chuyển hóa thành Vitamin A (Vitamin A có thể ngăn chặn được sự thoái hóa của Keratinocyte phổ biến trong bệnh lý tế bào niệu đạo – tuyến tế bào biểu mô, dạ dày, ngăn chặn các bệnh về giác mạc, mắt)
  9. Giảm Cân và chăm sóc sắc đẹp : do trà hạ thấp lipid, cholesterol và glycerine triacid, tăng cường hoạt động enzyme lipase tụy, đàn áp sự gia tăng chất béo trung tính, đạt hiệu quả giảm cân và chăm sóc sắc đẹp
  10. Thanh Lọc : ngoài các chức năng trên, thì Nham Trà Vũ Di còn được biết đến với công dụng giải khát, giải độc, mát gan, giải tỏa trung tâm thần kinh bị kích thích, giảm mệt mỏi, nôn nao, say rượu, kết tủa của các Ion có hại, chống viêm, ức chế virus, chống bức xạ, bảo vệ và chống thiệt hại bức xạ bên ngoài và các công dụng khác…

Thuận Vũ
Thichuongtra.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *