Trà Ân Thi Ngọc Lộ thuộc dòng trà xanh, được sản xuất tại khu Ba Tiêu, nằm ở Phía Nam Thành Phố Ân Thi, Hồ Bắc, cùng với vùng ngoại ô Ngũ Phong Sơn, được gọi với cái tên là “Ngọc Lục”, do có hương vị tươi mát, hào sảng, ngoại hình lá trà được xe chặt, sáng bóng, màu xanh ngắt lục nhuận, lông trắng như ngọc, vì thế mà đổi tên thành danh “Ngọc Lộ” như ngày nay.
- Trà Thiết Quan Âm
- Tổng quan về Trà Thiết Quan Âm Trần Hương ( Trà Lão Thiết )
- Tổng quan về trà Thiết Quan Âm Thanh Hương
- Trà Thiết Quan Âm Nùng Hương Hình ( Thiết Quan Âm Lô Châu )
- Cách pha trà thiết quan âm
Trà Ân Thi Ngọc Lộ còn được gọi là Ngọc Lục
Trà Ân Thi Ngọc Lộ trải qua những khâu chế biến như : chưng thanh ( háp, làm cho mất hơi nước), phiến ( quạt mát làm hơi nước mất đi để làm khô lá trà ), chỉnh hơi nước lần đầu, vò nhàu, tạo hình nhẵn bóng đẹp đẽ (thu pháp dùng gồm có : ôm (kéo, giật lại), chà xát (xoắn vặn, xát tay), gây mối(tạo liên kết giữa các sợi trà), bó (tết, buộc, quấn, vận lại thành 1 búi)), tuyển chọn thông qua bảy trình tự lớn như vậy.
Trà Ân Thi Ngọc Lộ có tác dụng : kháng Oxy hóa, tăng sức đề kháng, nâng cao hệ thống miễn dịch, ổn định huyết áp, phòng ngừa bệnh động mạch vành vô cùng hiệu quả. Ông Thi Triệu Bằng là giáo sư trường đại học nống nghiệp Hồ Nam, người đứng đầu về nghiên cứu lá trà tại Trung Quốc có đề lưu bút về trà Ân Thi Ngọc Lộ như sau : “Ân Thi Ngọc Lộ, Trà Trung Cực Phẩm”
Trà Ân Thi Ngọc Lộ với lịch sử phát triển
Ân Thi Ngọc Lộ là dòng trà truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, thời tự đường cũng có ghi lại “Thi Nam Phương Trà”, hay như Nhất Chính Minh Đại Hoàng (sự vật cám châu) cũng có ghi lại “Các loại trà nổi danh cho đến ngày nay như Sùng Dương Trà, Bố Kì Trà, Kì Trà, Kinh Châu Trà, Thi Châu Trà, Nam Mộc Trà (Suất Giang Lăng – Hồ Bắc )”.
Tự Truyền vào thời Vua Khang Hy Triều Thanh, ở khu suối nhỏ Hoàng Liên Ân Thi có 1 vị thương nhân Trà họ Lam, ông tự xây lên lò luyện trà, tự mình sao trà, do vậy mà trà được làm ra có vẻ ngoài trong đầy, mà thẳng, màu xanh tựa như ngọc, vì vậy mới có tên là Ân Thi Ngọc Lộ.
Trà Ân Thi Ngọc Lộ có màu xanh ngọc
Vào năm 1963, công ty Nhân Sinh tại tỉnh Hồ Bắc, đã dựa trên cơ sở Lục Ngọc Ân Thi mà cho cải tiến lò sao trà, để khi qua công đoạn hấp trà và vò trà, không những có nước trà trong xanh, giữ được hương vị thơm tươi, mà còn cho ra lá trà thành phẩm có màu xanh biếc, lông trà trắng ngần như ngọc, lá trà đặc biệt ngậm nước tốt, chính vì lẽ đó nên đổi tên thành Ân Thi Ngọc Lộ
- Trà Trắng
- Tổng quan về Trà Trắng An Cát (Trà Trắng Anji )
- Tổng quan Trà Trắng Phúc Đỉnh (Fuding Trà Trắng)
- Cách pha trà trắng An Cát
- Những lợi ích và sai lầm khi uống trà trắng An Cát
Ngăm 1945, Ân Thi Ngọc Lộ chính thức được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Cũng chính từ đây đưa cái tên Trà “Ân Thi Ngọc Lộ” có danh tiếng trên thị trường nước ngoài.
Trà Ân Thi Ngọc Lộ và điều kiện Địa lý tự nhiên
Phân bố nơi sản xuất : Trà Ân Thi Ngọc Lộ là loại trà của xã Ân Thi, thuộc phía Tây Nam của tỉnh Hồ bắc, chính xác là thuộc Châu tự trị dân tộc Thổ Gia, dân tộc Miên, Thi Ân.
Vùng đất Ba Tiêu của dân tộc động là quê hương của các loại trà ngon có tiếng, sớm nổi tiếng từ thời nhà Đường với danh xưng “Thi Nam Phương Trà”. Đến đời nhà thanh, vào thời vua Khang Hi, dân tộc Động ở Ba Tiêu đã nghiên cứu và làm ra loại trà Ân Thi Ngọc Lộ nổi tiếng khắp nơi, mnag lại danh tiếng và vinh dự cho vùng đất này. Trà Ba Tiêu Phú Sĩ lúc bán chạy nhất trên thị trường toàn quốc lúc bây giờ, hơn nữa còn được bán ra thị trường nước ngoài. Vùng đất Ba Tiêu dân tộc Động cũng được gọi là “vùng có nguyên liệu lá trà chất lượng tốt nhất của tỉnh Hồ Bắc”.
Trà Ân Thi Ngọc Lộ được trồng ở vùng núi Trập Trùng
Môi trường sinh trưởng và phát triển : thành phố Ân Thi nằm tại khu vực phía Tây Nam tỉnh Hồ Bắc, thuộc vùng trung bộ miền núi Vô Lăng, đây là khu vực ranh giới với nhiều núi thấp và núi cao, với thảm thực vật phong phú, bốn mùa rõ ràng, đông khôn giá lạnh, hạ không nóng bức, năm chia đều nhiệt dộ không khí vào khoảng 16,4℃, năm thời kỳ không có sương muối khoảng 282 ngày, lượng mưa một năm khoảng 1,525 cm, độ ẩm tương đối khoảng 82%, quanh năm mây mù bao phủ, là nơi sản xuất danh ưu trà, được bộ nông nghiệp cùng tỉnh, chính phủ xác định là khu vực ưu thế sản xuất lá trà.
- Trà Phổ Nhĩ
- Tổng quan về Trà Phổ Nhĩ
- Cách lựa chọn trà phổ nhĩ ngon và không bị nấm mốc
- Tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả của trà phổ nhĩ
Trà Ân Thi Ngọc Lộ với đặc tính và chất lượng ưu tú
Trà Ân Thi Ngọc Lộ có lá cuộc chặt chẽ tỉ mỉ, tròn vẹn, bên ngoài có lông tơ trắng mịn lộ rõ, màu sắc nhuận là xanh biếc, dáng vẻ tựa như lá thông, màu sắc sáng bóng, hương thơm tươi mát, vị ngon sảng khoái, bã trà non tươi mà đều đặn.
Trà Ân Thi Ngọc Lộ với công nghệ thu hái và chế biến
Ân Thi Ngọc Lộ là loại trà xanh truyền thống đặc biệt của Trung Quốc, được hấp làm bay hơi nước. Loại trà này được lựa chọn từ búp non 1 mầm 1 lá, hoặc 1 mần 2 lá màu xanh đậm, lá trà tươi được hấp khí sao khô, chế tạo mà thành. Trà Ân Thi Ngọc Lộ có yêu cầu về thu hái và chế biến cũng vô cùng nghiêm ngặt, búp trà càn phải non mịn, đều đặn, khí thành trà sẽ cuộn lại chặt chẽ, màu sắc tươi xanh, đều đặn thẳng thắn, dáng vẻ tựa như lá thông, nước trà trong suốt sáng ngời.
Trà Ân Thi Ngọc Lộ có hương vị thanh tiên, tư vị ngọt thuần khiết, lá màu xanh như ngọc, “Tam Lục” (màu lá trà xanh, màu nước trà xanh, màu bã trà xanh) là 3 đặc điểm nổi bật nhất của dòng trà này. Sau khi pháp chế biến trà từ Nhật Bản được truyền vào thời nhà Đường (hấp), nó vẫn chủ yếu chọn dùng phương pháp hấp loại bỏ hơi nước để chế tác trà xanh, Trà Ngọc Lộ chế pháp như thế để tạo ra phẩm chất với các đặc tính ưu tú và đặc sắc.
phương pháp gia công chế biến trà Ân Thị Ngọc Lộ
Ân Thị Ngọc Lộ truyền thống đích thực có các bước gia công truyền thống như : chưng thanh ( hấp cho bay hơi nước ), phiến (quạt mát làm hơi nước bay đi để làm khô), điều chỉnh hơi nước 2 đầu, vò nhàu, tạo hình nhẵn bóng đẹp đẽ (thủ pháp gồm có : ôm(kéo, giật lại), chà xát(xoắn vặn, xát tay), gây mối (tạo liên kết giữa các sợi trà), bó (tết, buộc , quấn , vận lại thành 1 búi))
- Văn hóa trà của người việt
- 4 lễ tiết trà đạo có thể bạn chưa chú ý
- Mùa nào uống trà gì cho 4 mùa trong năm
- Phong tục uống trà của người Trung Quốc
- {Tản Mạn} Thức Uống Ngon Từ Núi Sâu
- Các loại nước để pha trà bằng ấm tử sa
- Lịch sử và Văn hóa trà đạo Trung Hoa
Trà Ân Thi Ngọc Lộ được hấp bằng hơi nước (Chưng Thanh)
Chưng thanh : công đoạn này là lợi dụng nhiệt độ cao từ hơi nước bốc lên, để loại bỏ đi hoạt tính Enzym, khống chế Oxy hóa các loại Enzym, để hình thành lên vẻ ngoài Ngọc Lộ, nước trà, bã trà có sắc xanh tuyệt đẹp. Yêu cầu : nhiệt độ cao, lớp trà trải mỏng, thời gian ngắn, nhanh.
Quạt mát làm khô hơi nước : công đoạn này là làm cho nhiệt độ của trà sau khi hấp được giảm đi nhanh chóng, đây là bước rất quan trọng trong việc giữ và tạo hương vị đặc biệt cho trà.
Sao trà lần đầu : Sau trà lần đầu còn gọi là đầu thủy khí (giũ, làm tung khí, hơi nước ra ngoài). Bước sao trà hay còn gọi là hấp trà : đem trà đã được quạt khô, cho vào một lò sấy với nhiệt độ 120℃, tiến hành như bước 1 đó là hấp cách thủy nhằm tạo cho trà màu sắc xanh bóng.
Cuống và gân lá bớt bị vàng, và nhăn nhúm như da gà, búp trà hiện lông trắng, tay chạm vào không dính, cũng không bị vón cục. Khi sao, hai người đứng đối diện nhau, có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý, 2 tay nhẹ nhàng đưa đều, hai bàn tay đối xứng nhau kết hợp bên trái rồi lại bên phải đạo thật đều tay.
Trà ân thi ngọc lộ trải qua khâu vò nhàu, vê nhào trà
Vò nhàu, vê nhào trà : Bước vò trà Ân Thi Ngọc Lộ cũng giống như các loại trà khác, mấu chốt là vò làm saco cho tép trà phải quận chặt mới có thể tạo ra tép trà chặt, mảnh, đầy, thẳng, bóng. So với các loại trà khác, mức độ phá vỡ tế bào cũng thấp hơn và khoảng 45%, các thác tác chính là vò và xoa.
Sao trà lần 2 : Mục đích của khâu này là làm cho lá trà tiếp tục bốc hơi, bước đầu sửa sang lại hình dáng của lá trà, vì để chỉnh hình cho màu sáng bóng làm trụ cột cho màu trà. Phương pháp này giống với phương pháp ban đầu, chỉ có là trong quá trình làm thì hoạt động nhanh hơn, đảo lá nhanh hơn, làm lá cho lá trà có màu đen bóng, làm dịu đi vẻ bóng loáng, cuống lá hiện lên màu xanh biếc, tay miết mềm mại mà không có độ dính.
Chỉnh hình làm tăng thêm sắc sáng bóng : đây là khâu mấu chốt để hình thành kết cấu chặt chẽ của Trà Ngọc Lộ, sẽ tạo ra dạng tròn, ngay ngắn, chỉnh tề, bóng. Toàn bộ quá trình chia làm 2 khâu, sử dụng ngũ đại thủ pháp mà hoàn thành, 2 khâu này với ngũ đại thủ pháp chính là 2 khâu làm không thể tách rời, thao tác khi làm cũng cần phải chú ý, vận dụng cơ tay đại thủ pháp liên hoàn mà làm.
- Khâu thứ nhất : sử dụng thủ pháp tay nhấc cao trà lên để chà xát, lấy 0,8 – 1.000 gram lá trà sau khi đã được chỉnh hơn nước lần 2, cho vô lò sao ở nhiệt độ 70°C – 80°C, thao tác cụ thể là 2 lòng bàn tay đối nhau, ngón cái hướng lên trên, 4 ngón chụm lại cong khum, tạo thành hình ống, bốc nắm lấy lá trà lên cách mặt bếp lò tầm 16,5cm mà chà sát, cứ như vậy lặp đi lặp lại. Đặc biệt là chà sát cho đến khi sợi trà hiện hình thành trụ tròn, màu sắc xanh bóng dầu, khô khoảng 7 đến 8 phần thì lập tức tiến hành khâu thứ 2.
- Khâu thứ hai : Mục đích nằm ở khâu chưng cất làm cho bốc hơi nước, làm khô hơi nước, cố định ngoại hình. Chọn dùng tứ đại thủ pháp : ôm(kéo, giật lại), chà xát(xoắn vặn, xát tay), gây mối (tạo liên kết giữa các sợi trà), bó (tết, buộc , quấn , vận lại thành 1 búi)), liên tục đổi mới thay phiên, làm cho đến khi khô ráo mới thôi.
– “Ôm (kéo, giật lại)” : Ôm (kéo, giật lại) là khâu tiếp theo ngay sau, khi khâu thứ nhất hoàn thành, sử dụng thủ pháp tay nhất trà lên cao đề chà xát, phương pháp cụ thể là đưa 2 tay ra tương đối, cổ tay cong hướng ra ngoài, 2 tay ấn nhào tựa như đang làm mỳ sợi vậy, làm cho các sợi trà kéo ôm gập lại về phía mình, hơi dùng 1 chút sức thôi. Khắc phục các sợi trà bị quấn lại, ta sử dụng phương pháp để cho lá trà phun ra từ gan bàn tay với mép ngón tay út, để giúp quá trình này thuận lợ hơn, người ta gọi là “trà đôn” (ụ, đống trà). Khi mà trà đôn cao khoảng 6.6cm – 10cm thì có thể chuyển sang khâu trà xát.
– “Chà Xát” : là từ căn bản của khâu trên mà tiếp tục tiến hành, tay trái 4 ngón gấp khúc, bốc trà lên, dùng lực đặt cố định lên trên mặt lò, tạo thành góc 70 – 80 độ, tay phải thuận tiện làm “trà đôn” mang để vào tay trái, ngón tay cái nhếch lên, 4 ngón tay khép lại, hướng về phía trước mà đẩy, mà chà xát, khiến cho lá trà theo tay mà lăn về phía trước, các sợi trà khoảng 1/5 từ gan bàn tay với mép ngón tay út ào ạt rơi ra, lúc này chà xát thì lòng bàn tay phải tương đối gấp khúc với ngon tay trái, cứ thế lặp đi lặp lại, trái phải luân phiên
– “Đoan” gây mối (tạo liên kết giữa các sợi trà) : là khâu sửa sang lại trà từ khâu “trà đôn”, đây là phương pháp đổi tay chà xát, cùng với các thao tác chà xát cần nhanh chóng tiếp ngay sau, thuận tay góp các ụ trà đôn lại, dựa thế mà xoay chuyển tạo thành mối “trà đôn”, làm cho “trà đôn” tơi xốp, sau khi làm cho các sợi trà lần lượt sắp như ý, thì đổi tay tiếp tục chà xát
– “Trừu hoặc xưng trát” : nếu ở trong tình trạng lá trà tương đối dài hoặc lá kém thẳng, giữa các khâu trên, lúc thay đổi từ khâu nọ sang khâu kia, ta để 2 gan bàn tay đối lập, nắm trà đôn trong chính giữa lòng bàn tay, lấy cánh tay làm điểm tựa, dùng lực hướng xuống dưới lôi cuốn quấn vặn “trà đôn” lại, làm cho các sợi trà bị quấn vặn thành từng bó nhỏ, các nhánh trà cuốn thẳng, càng làm thì càng thẳng.
Tại khâu 2 thủ pháp tứ đại liên tiếp được sử dụng, không thể phân tách, 2 tay luân phiên, tay kéo tay chà tay gây mối, cứ thế liên hoàn mà thay đổi. Toàn bộ quá trình tăng độ sáng bóng cho trà trong thời gian này thao tác rơi vào khoảng 70 đến 80 phút.
Khâu tuyển chọn trà Ân Thi Ngọc Lộ
Đây là khâu tuyển chọn theo đúng yêu cầu về quy cách thưởng phẩm của Ngọc Lộ mà xét, loại bỏ tất cả những lá vàng, cứng, tạp chất. Cùng với việc lựa chọn những lá có màu sắc, kích thước, mềm mại …. Để phân loại, cấp bậc mà đóng gói cất giữ.
Giá trị công dụng của trà Ân Thi Ngọc Lộ
Thành phần chủ yếu trong trà Ngọc Lộ : Ân Thi Ngọc Lộ có chứa hàm lượng Selen, với thành phần Selen lên đến 0,03 – 4,1 mg/kg, sau khi chế biến thành thành trà thì lượng Selen có trong Trà ở ngưỡng 0,08 – 0,12mg/kg, các loại trà khác chỉ có lượng Selen rơi vào khoảng 0,1mg/kg trờ xuống mà thôi.
Nếu tính hàm lượng Selen dựa trên cả cây trà mà nói thì hàm lượng Selen trong lá trà già > lá non, cành già > cành non, vỏ quả > hạt mầm, phần trên > phần dưới. Dựa trên các nghiên cứu phân tích của viện khoa học nong nghiệp Trung Quốc, Trà nay ở dạng khô thì lượng Selen vào khoảng 3,47mg/kg, nước trà chứa 0,01 – 0,052mg/kg, phù hợp với lượng tiêu thụ 0,05 ~ 55mg/ ngày của con người.
Công dụng bảo vệ sức khỏe của trà Ân Thi Ngọc Lộ : 2 chén trà Ân Thi Ngọc Lộ (30ml) có tính năng kháng Oxy hóa tương đương với : 225ml rượu nho, 7 chén nước chanh, 12 cốc bia, 5 củ hành tây (750gr), 6 quả táo (600gr).
Trà có công hiệu kháng Oxy hóa, nâng cao hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp, phòng bệnh động mạch vành, sát trùng, kháng bệnh, giải độc, hạ đường huyết, phòng bệnh tiểu đường, kháng ung thư, chống đột biến
Phương pháp pha hãm trà Ân Thi Ngọc Lộ
Nhiệt độ nước rơi vào khoảng 80°C là vừa, dùng nước đun sôi dội vào trong chén làm ướt lá trà (cho trà vào trước rồi cho nước nóng vào sau), sau khi hút nước, búp trà sẽ từ từ trương nở ra, cứ tựa như măng non vươn lên từ lòng đất vậy, như cành liễu vươn xanh, tựa như mầm sống nhộn nhịp nảy nở nhưng lại không tiếng động.
Dưới tác động ngâm hãm của nước nóng, búp trà bắt đầu trương nở, từ từ rơi xuống đáy chén, tựa như mưa rơi, lá trà trong lý cái thì lặn, cái thì nổi, có cái lại như khiêu vũ, thăng trầm lên xuống mãi không thôi.
Mẹo nhỏ thưởng thức trà ngon Ân Thi Ngọc Lộ
Mạn phẩm Ngọc Lộ có hương vị dịu êm, nhạt mà có vị, vị ngọt quay lại sau đắng chát, thưởng thức ly Ân Thi Ngọc Lộ dư vị như thấm vào lòng người, mát ruột mát gan.
Bởi vì màu xanh biếc tỏa ra, vì để thuận tiện quan sát hình thái lá trà, màu nước trà, bình thường sử dụng chén, ly trong suốt là tuyệt nhất. Khi pha trà, bỏ lượng trà vừa đủ vào trong chén, rồi đổ nước nóng khoảng 85 °C – 90 °C men theo chén, chậm rãi mà rót vào chén, không nên đổ trực tiếp nước nóng thẳng vào mặt lá trà. Nửa phút sau là có thể sử dụng được rồi.
Lựa chọn và phân biệt Trà Ân Thi Ngọc Lộ
Ân Thi Ngọc Lộ được phân chia dựa vào cũ hoặc mới, hoặc phân chia theo mùa : trà xuân, trà hạ và trà thu. Còn nếu dựa vào địa điểm khu vực thì phân chia theo : trà được trồng ở núi cao và trà trồng ở vùng đồng bằng.
Quan sát hình thái của Trà Ân Thi Ngọc Lộ
Vẻ ngoài, cùng với màu sắc của lá trà xanh mới sẽ có màu tươi xanh, sáng bóng rõ ràng, ngửi thấy mùi hương nồng đậm vô cùng mãnh liệt. Trà cũ có vẻ ngoài màu vàng hơi tối, sắc bóng không còn mạnh mẽ nữa, hương thơm cũng không rõ ràng, có lúc ẩn có lúc hiện mà thôi. Nếu dùng miệng thổi vào lá trà sẽ thấy alf trà khô koocs, ngửi mùi có vẻ nhạt nhẽo.
Trà Xuân có búp đầu to lớn, mà dẹp, màu xanh thẫm, trơn bóng sáng ngời, sợi trà có kết cấu chặt chẽ, sạch sẽ. Trà hạ có vẻ ngoài thô ráp, kết cấu lỏng lẻo, màu hỗn tạp, phiến lá tương đối lớn, chất mộc tương đối rõ ràng. Trà Thu có vẻ ngoài chặt chẽ, gân lá nhiều, giản dị, mang sắc xanh thường thấy, không được giàn giặn như trà xuân, và phiến lá cũng không to như trà hạ.
Trà trên núi cai, giàu selen có ngoại hình vừa dày, vừa nặng, mầu xanh lục, sáng bóng. Còn đối với trà trồng ở đồng bằng có vẻ ngoài thẳng, gầy, lộ gân, giản dị, màu xanh vàng.
Nhìn màu nước của Trà Ân Thi Ngọc Lộ
Ân Thi Ngọc Lộ thuộc loại trà mới, khi ngâm hãm sẽ ra nước màu xanh nhạt, loại cũ cho màu vạng đậm.
Trà mùa xuân sẽ cho nước trà xanh hơn, hương thơm nồng. Trà hạ cho vị chát, màu xanh đậm. Trà thu cho nước màu vàng xanh, vị nhạt
Trà trên núi cao cho sắc xanh bóng. Trà đồng bằng cho màu xanh nhạt.
Ngửi hương thơm của Trà Ân Thi Ngọc Lộ
Trà Ân Thi Ngọc Lộ thuộc loại trà mới sẽ có mùi thơm ngát, hương hoa lan hay mùi hạt dẻ chín. Trà thuộc loại cũ vẫn có hương thơm nhưng không được mãnh liệt như trà mới, nếu như lưu trữ mà không tốt thì khi pha còn có những mùi hỗn tạp khác lạ, do lá trà rất dễ hấp thụ độ ẩm và mùi lạ.
Trà xuân thì hương vị nồng đậm mãnh liệt, hương thơm ngào ngạt, tươi mới của trà là một trong những thói quen mà người thưởng thức trà sẽ cảm nhận đầu tiên. Ân Thi Ngọc Lộ với mùi hương thơm như thế cũng không ngoại lệ. Trà hạ hương thơm có đôi chút cổ, nồng đậm nhiều hơn chút. Trà thu cứ tự như ngọn nến với đốm lửa đã bắt đầu khô, nó đã đạt đến độ là thứ trà cuối cùng trên cây, lúc này trà không còn độ dinh dưỡng như trà xuân, nhưng cũng phần nào được coi là tinh hoa cuối cùng của cây trà.
Trà trên núi cao cho hương thơm đặc biệt lâu. Trà đồng bằng cho hương phảng phất, nhẹ nhàng, bình thản.
Vị Trà Ân Thi Ngọc Lộ
Trà mới có tư vị ngọt dịu, ngon miệng. Trà cũ có vị dịu ngọt nhưng hơi khó chịu đôi chút, cảm giác không sảng khoái.
Trà xuân mùi vị thơm ngát, tươi mát ngon miệng. Trà hạ cho cảm giác trẻ trung, pha chút ngây ngô, hương vị hay thay đổi biến hóa, nhưng vẫn là trà vị lão đạo cổ xưa, so với trà xuân thì thuần hậu, dịu nhẹ hơn, thiếu đi vị tươi mát. Trà thu hương vị bình thản, ta cảm thấy được trà là tuyệt nhất, thang vị ngọt, hương khí dịu nhẹ.
Trà trên núi cao mang đến trà hương thơm kéo dài, hơn nữa hàm lượng Selen cũng nhiều hơn, tư vị nồng hậu ngọt ngào. Trà ở đồng bằng cho trà có tư vị dịu nhẹ.
Bã trà Ân Thi Ngọc Lộ
Trà xanh mới sẽ cho ra bã trà có màu xanh, tươi mà sáng. Trà cũ thì màu bã trà sẽ hơi vàng, không sáng bóng.
Trà xuân sẽ cho ra bã trà mềm mại sáng ngời, màu xanh tươi mới. Trà mùa hạ sẽ cho lá trà hơi cứng, gân lá lộ rõ, hỗn loạn màu xanh cùng với màu với màu lá cây. Trà Mùa thu sẽ cho bã trà mềm mại, nhiều màu vàng hơn.
Trà trên núi cao có hàm lượng Selen cao nên bã trà có màu sáng ngời, mềm mại. Trà vùng đồng bằng ít hàm lượng Selen nên phiến lá cứng, gân lá lộ rõ.
Phương pháp bảo quản trà Ân Thi Ngọc Lộ
Trà Ân Thi Ngọc Lộ thích hợp bảo quản ở nhiệt độ từ 0 °C đến 5 °C, có thể bảo quản trong kho lạnh hoặc tủ lạnh, nên giữ nhiệt độ ổn định.
Giải thưởng Trà Ân Thi Ngọc Lộ đạt được
Năm 2006, Trà Ân Thi Ngọc Lộ được bộ nông nghiệp tỉnh bình chọn là “Hồ Bắc Tỉnh Thập Đại Danh Trà”.
Tháng 3/2007, Trà Ân Thi Ngọc Lộ đạt được tiêu chí sản phẩm bảo hộ quốc gia.
Tháng 7 năm 2008 , Trà Ân Thi Ngọc Lộ được bộ nông nghiệp tỉnh bình bầu làm “Hồ bắc đệ nhất lịch sử danh trà” .
Thuận Vũ
Thichuongtra.com